• Gợi ý từ khóa:
  • Gạo, Thịt, Cá, Trứng...

ĂN RAU - CỦ - TRÁI CÂY VÀ CHỮA BỆNH


MUA HỘ 24H nơi giao thương, gắn kết các tiểu thương trong khu vực nơi bạn đang sinh sống. Nơi bạn có thể thỏa sức mua sắm trực tuyến các mặt hàng mà không cần tới nơi bán hàng. MUA HỘ 24H luôn luôn giữ 03 cam kết với Quý Khách Hàng: Chất lượng đảm bảo - Phục vụ tận tình - Giao hàng nhanh chóng, nhằm tạo dựng niềm tin tuyệt đối từ phía Quý Khách Hàng.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:



ĂN RAU - CỦ - TRÁI CÂY VÀ CHỮA BỆNH

SÁCH HAY CHO SỨC KHỎE:


  • 1. Rau càng cua
  • 2. Rau răm
  • 3. Rau bầu đất
  • 4. Rau khúc
  • 5. Lá lốt
  • 6. Kinh giới
  • 7. Cải cúc
  • 8. Mồng tơi
  • 9. Rau má
  • 10. Tía tô
  • 1. Rau càng cua hỗ trợ bảo vệ tim mạch




    *** Một số cách dùng rau càng cua để trị bệnh:


    a. Chữa trị bệnh ngoài da rất tốt, nhất là bệnh ghẻ lở:

    *** Giã nát, vắt lấy nước hòa chút muối và chấm vào vết thương là da sẽ mau lành.

    b. Chữa thiếu máu:

    *** Rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm, thịt bò cho gia vị vừa đủ xào chín tới, trộn đều ăn vài lần.

    c. Chữa tiểu gắt, tiểu khó:

    *** Rau càng cua ăn sống hoặc nấu nước uống ngày 150-200g.

    d. Chữa đau lưng cơ co rút:

    *** Rau càng cua sắc uống mỗi ngày 50-100g.

    e. Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành:

    *** Rau càng cua ăn sống hoặc xay nước uống, giã đắp ngoài.

  • 2. Rau răm trị cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi




    *** Một số cách dùng rau răm để trị bệnh:


    a. Bụng đầy trướng tiêu hóa trì trệ:

    *** Một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ lấy nước uống. Bã đem xoa bụng.

    b. Cảm cúm hắt hơi sổ mũi:

    *** Rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống.

    c. Chữa rắn cắn:

    *** Rau răm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho bệnh nhân uống. Bã đắp vào nơi vết cắn băng lại.
    *** (cần làm sớm thì có kết quả tốt) và đưa ngay đến cơ sở y tế.

    d. Đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh:

    *** Rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g.
    *** Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày.

    e. Nước ăn chân:

    *** Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương.
    *** Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ gìn vệ sinh).

    f. Mụn nhọt đang ở giai đoạn sưng nóng:

    *** Rau răm một nắm, muối vài hạt. Hai thứ giã nhỏ, đắp vào nhọt băng lại. Ngày thay thuốc 1 lần.

  • 3. Rau bầu đất sử dụng để trị đái tháo đường




    *** Một số cách dùng rau bầu đất để trị bệnh:


    a. Hỗ trợ điều trị đái tháo đường:

    *** Nhai nuốt mỗi lần 7 - 9 lá Rau bầu đất, ngày 2 lần sáng, chiều.

    b. Trị viêm họng, ho gió, ho khan hoặc có đờm:

    *** Nhai vài lá rau bầu đất, ngậm nước nuốt dần.

    c. Trị viêm phế quản:

    *** Nấu canh rau bầu đất với thịt lợn nạc hoặc tôm tươi ăn với cơm trong nhiều ngày.

    d. Chữa vết thương chảy máu:

    *** Dùng rau bầu đất rửa sạch đắp, buộc rịt vào vết thương giúp cầm máu và bớt viêm sưng, đau nhức.

    e. Chữa va đập bầm tím:

    *** Giã nát một nắm rau bầu đất và vài hạt hồ tiêu rồi đắp vào vết thương, sau 3 giờ lại đắp tiếp miếng khác.
    *** Dùng trong 3 ngày.

    f. Trị đái dắt, đái buốt:

    *** Sắc rau bầu đất chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 10 - 15 ngày.

    g. Trị khí hư, bạch đới:

    *** Rau bầu đất 20g, rễ củ gai sao vàng 15g, cỏ xước 15g, kim ngân hoa 12g, cam thảo đất 16g, sắc uống ngày 2 - 3 lần.

    h. Trị đái dầm ở trẻ:

    *** Nấu canh rau bầu đất cho trẻ ăn hằng ngày vào buổi trưa.

    i. Chữa táo bón, kiết lỵ:

    *** Giã một nắm rau bầu đất rồi hòa với 100ml nước sôi để nguội.
    *** Chia làm 2 phần uống vào buổi sáng và chiều trong 5 - 6 ngày.

    j. Trị mất ngủ

    *** Thường xuyên ăn tươi rau bầu đất hoặc xào hay nấu canh ăn.
    *** Có tác dụng an thần, điều hòa máu huyết, tạo điều kiện thuận lợi để có giấc ngủ tốt.

  • 4. Rau khúc chữa viêm khí quản mạn tính




    *** Một số cách dùng rau khúc để trị bệnh:


    a. Chữa ho nhiều đờm, suyễn thở, cảm lạnh:

    *** Rau khúc 30 g, lá bồng bồng 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

    b. Chữa viêm khí quản mạn tính:

    *** 50g rau khúc khô, sắc nước đặc, ngày uống 3 lần ; liên tục 10 ngày (một liệu trình).

    c. Chữa tăng huyết áp:

    *** Rau khúc phối hợp với lá dâu, nấu canh ăn hàng ngày.

    d. Chữa gân cốt sưng đau, chân gối sưng thũng:

    *** Cả cây rau khúc 30-60g sắc nước uống trong ngày.

    e. Chữa vết thương sưng tấy, vết thương không liền miệng:

    *** Rau khúc khô 30g, sắc nước uống trong ngày, đồng thời giã lá rau khúc tươi trộn giã nát đắp lên vết thương.

    f. Chữa cảm lạnh phát sốt, ho:

    *** Rau khúc khô 15- 20g (hoặc 30- 40g tươi), sắc lấy nước uống trong ngày.
    *** Có thể thêm tía tô, kinh giới, mỗi thứ 9g, sắc cùng để tăng công dụng.

  • 5. Những bài thuốc chữa đau răng từ lá lốt




    *** Một số cách dùng lá lốt để chữa đau răng:


    a. Cách thứ 01:

    *** Lấy 1 nắm lá lốt đun hoặc giã cùng với một lít nước, cho thêm muối.
    *** Để nguội, gạn lấy nước trong và thực hiện súc miệng nhiều lần trong ngày, mỗi lần từ 4-5 phút.

    b. Cách thứ 02:

    *** Lấy một nắm rễ lá lốt giã nát và thêm một nhúm muối.
    *** Chắt lấy nước cốt và lấy tăm bông chấm vào chỗ răng đau, thực hiện ngày vài lần.

    c. Cách thứ 03:

    *** Lấy khoảng 1 nắm lá lốt sắc cùng nước và ít muối ăn.
    *** Xong cũng gạn lấy nước dùng súc miệng nhiều lần trong ngày sẽ giảm đau nhức khá nhanh.

  • 6. Rau Kinh giới chữa sưng vú, mụn nhọt



    *** Một số cách dùng lá kinh giới để trị bệnh:


    a. Chữa cảm cúm, sốt, đau nhức:

    *** Kinh giới 5g phối hợp với lá tía tô 3g, cam thảo đất 3g, sài hồ nam hoặc cúc tần 3g, kim ngân 4g, mạn kinh 2g, gừng 3 lát.
    *** Tất cả sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày.
    *** Kết hợp lấy lá kinh giới tươi 50g, giã nát với gừng sống 10g, gói vào vải sạch, đánh dọc sống lưng.
    *** Hoặc toàn kinh giới, lá tre, cúc tần, bạc hà, tía tô, cát căn, mỗi thứ 20g; cúc hoa, địa liền, mỗi vị 5g; phơi khô, tán bột, rây mịn.
    *** Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 4 – 6g
    *** Xong cũng gạn lấy nước dùng súc miệng nhiều lần trong ngày sẽ giảm đau nhức khá nhanh.
    *** Ngoài ra, thêm một vài giọt rau kinh giới vào ly nước cam sẽ có tác dụng rất tốt trong việc thông mũi, giảm đau nhức.

    b. Chữa cảm hàn ở trẻ em:

    *** Kinh giới, tía tô, hoắc hung, ngải cứu, mã đề, gừng, mỗi thứ 3 – 4g, sắc nước uống trong ngày.

    c. Chữa ban chẩn:

    *** Kinh giới, lá dâu, mỗi vị 6g; lá bạc hà, kim ngân, sài đất, mỗi vị 4g; sắc uống ngày một thang.

    d. Chữa chóng mặt, hoa mắt, nghẹt mũi, mắt đỏ:

    *** Kinh giới, cúc hoa, xuyên khung, cam thảo, bạch chỉ, phòng phong, khương hoạt, hương phụ, tế tân, bạch cương tàm.
    *** Các vị lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây thành bột mịn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 4 – 6g với nước ấm, sau bữa ăn.

    a. Chữa cảm cúm, sốt, đau nhức:

    e. Chữa chóng mặt, hoa mắt, nghẹt mũi, mắt đỏ:
    *** Kinh giới, thương nhĩ tử, vòi voi, liên kiều, mỗi thứ 12g; kim ngân hoa, cỏ mần trầu, hạ khô thảo, mỗi thứ 10g; bồ công anh 8g.
    *** Tất cả sắc uống làm 2 lần trong ngày.

    f. Chữa ho, mất tiếng:

    *** Kinh giới, tang diệp, tang bạch bì, địa cốt bì, mỗi thứ 12g; tử tô, bán hạ chế, mỗi thứ 8g; trần bì 4g. Sắc uống ngày một thang.

    g. Chữa viêm họng, khản tiếng:

    *** Kinh giới, tuệ sống 12g, nhân hạt gai dầu 12g, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật làm viên, ngâm làm nhiều lần trong ngày.

  • 7. Rau Cải cúc giúp tiêu hóa, trừ đờm, tán phong




    *** Một số cách dùng rau cải cúc để trị bệnh:


    a. Trị ăn uống không tiêu, người mới khỏi ốm, yếu:

    *** Cải cúc 500g, gừng tươi 3 lát, 100g thịt lợn nạc.
    *** Tất cả rửa sạch, thái nhỏ rau, thịt lợn, nấu thành canh, khi chín nêm gia vị vừa đủ, ăn lúc còn nóng.

    b. Chữa đau đầu:

    *** Rau cải cúc 15g (cải cúc già, có hoa càng tốt), giữ cả phần rễ đem rửa sạch sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
    *** Kết hợp lấy rau cải cúc hơ nóng rồi chườm lên đỉnh đầu, và 2 bên thái dương vào lúc đau đầu hoặc buổi tối hàng ngày trước khi ngủ.

    c. Cháo giải cảm cúm có thể chữa đau họng, sốt:

    *** Rau cải cúc tươi 150g, rửa sạch cho ráo nước sau đó cho vào bát to.
    *** Đổ cháo đang sôi lên trên để 5-10 phút cho đỡ nóng thì trộn rau lên ăn, ngày ăn 2-3 lần.

    d. Chữa ho dai dẳng:

    *** Rau cải cúc tươi 100-150g, phổi lợn 200g.
    *** Nấu canh đủ 1 bát to để ăn với cơm, ăn khi canh còn nóng, ngày ăn một lần, mỗi liệu trình ăn liền 3 - 4 ngày.

  • 8. Rau mồng tơi tốt cho người có mỡ và đường máu cao




    *** Một số cách dùng rau mồng tơi để trị bệnh:


    a. Chữa yếu sinh lý:

    *** Dùng rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh sẽ giúp trị yếu sinh lý ở nam giới.

    b. Chữa di, mộng tinh:

    *** Rau mồng tơi, đậu nành, lạc mỗi thứ một nắm nấu với 1-2 kg xương heo (xương ống càng tốt).
    *** Hầm kỹ xương heo trong nồi áp suất rồi mới cho đậu lạc vào, cuối cùng cho rau mồng tơi nấu thêm 10 phút. Ăn nóng.

    c. Chữa táo bón, nóng ruột:

    *** Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần.
    *** Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ.
    *** Hoặc lá mồng tơi, lá vông non mỗi thứ 30g, rễ đinh lăng 20g, củ mài 12g (thái mỏng sao vàng), vừng đen 30g (rang nổ), sắc nước còn 300ml.
    *** Người lớn chia 2 lần, trẻ em tùy tuổi dùng ít hơn.

    d. Chữa chảy máu mũi (chảy máu cam) do huyết nhiệt:

    *** Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi bên chảy máu.

    e. Chữa chứng đi tiểu nóng buốt:

    *** Lấy một nắm lá mồng tơi cho vào cối sạch giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống ngày vài lần.

    f. Chữa da không tươi sáng:

    *** Rau mồng tơi nấu canh với cá trê vàng, mỗi tuần ăn 1 lần.
    *** Hoặc lấy lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.

  • 9. Rau má mát, bổ, làm đẹp hiệu quả




    *** Một số cách dùng rau má để trị bệnh:


    - Rau má thường dùng để làm thuốc bổ dưỡng, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, mụn nhọt, rôm sẩy.
    - Rau má giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông máu, nhất là với các bệnh như: Giãn tĩnh mạch và Suy tĩnh mạch.
    - Rau má không chỉ mát bổ lại làm đẹp rất hiệu quả.
    - Nước rau má có tác dụng dưỡng ẩm cho da, làm chậm sự lão hóa, cải thiện tuần hoàn và cải thiện trí nhớ.
    - Ngoài ra còn có công dụng làm mát da, trị mụn và sẹo trên da.



  • 10. Rau tía tô rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp




    *** Một số cách dùng lá tía tô để trị bệnh:


    a. Xông:

    *** Lấy lá tía tô cùng các lá thơm khác tạo thành nồi lá xông và lau rửa.
    *** Nếu lá được rửa sạch kỹ thì có thể lấy ra một bát để uống trước hay sau khi xông.
    *** Xông xong lau khô mồ hôi cả người đắp chăn nằm nghỉ.

    b. Cháo tía tô - Giải cảm:

    *** Nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Ăn nóng. Có thể thêm hành lá tươi thái nhỏ.
    *** Xông xong nằm nghỉ một lúc dậy ăn bát cháo giải cảm là phương pháp dân gian rất có hiệu nghiệm.

    c. Trẻ em ho nhiều thở gấp, mặt tím tái:

    *** Hạt cây tía tô 20g tán thành bột, hòa với nước đun sôi để còn ấm, lọc bỏ bã cho uống.
    *** Cẩn thận hơn thì cho bột vào túi vải hãm vào nước sôi.
    *** Hoặc lấy bột này hòa vào cháo, hãm vào nước sôi hoặc hòa vào nước cơm cho trẻ uống.

    d. Chữa đau bụng, đầy chướng:

    *** Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống hết một lần.

    *** Tía tô - Công dụng làm đẹp cho chị em:


    e. Trà từ tía tô - Tẩy tế bào chết:

    *** Uống trà là tía tô có tác dụng tẩy sạch tế bào chết làm mềm da và các vết chai giúp có làn da trắng sáng tự nhiên.
    *** Lấy 10 lá tía tô rửa sạch, phơi khô lá dưới trời nắng to.
    *** Sau đó cho tía tô vào ấm pha trà như bình thường. Một ngày bạn nên uống 4 - 6 tách trà.

    f. Tắm trắng toàn thân bằng tía tô hiệu quả:

    *** Lấy một nhánh tía tô lớn, rửa sạch lá tía tô, cắt cả cành và lá thành từng khúc nhỏ.
    *** Tiếp theo, nấu 1 nồi nước thật sôi, bắc xuống rồi thả cành, lá tía tô vào và đậy nắp kín trong 15 phút để chất dinh dưỡng hòa tan ra.
    *** Sau đó, thêm nước lạnh sao cho vừa tắm, hoặc bạn có thể đổ nước lá tía tô vào bồn tắm và ngâm mình khoảng 20 phút.
    *** Tắm trắng bằng lá tía tô 2-3 lần/tuần, những nốt mụn trên vùng lưng, ngực…nhanh chóng lặn đi và ngăn ngừa chúng quay trở lại.
    *** Đặc biệt, làn da sạm đen thiếu sức sống của các nàng cũng sẽ dần dần đổi màu, trắng hồng rạng rỡ mà không lo bị bắt nắng.

    g. Dưỡng da căng mướt với mặt nạ tía tô:

    *** Lấy 10 lá tía tô, đầu tiên, rửa sạch lá tía tô rồi giã nhuyễn, vắt lấy nước.
    *** Sau đó thoa nước ép lên khắp mặt, kết hợp mát-xa nhẹ nhàng.
    *** Thư giãn trong 15 phút đợi các dưỡng chất thẩm thấu hết vào da thì dùng nước ấm làm sạch lại.
    *** Thực hiện thường xuyên cách làm này 2-3 lần/tuần, chỉ trong thời gian ngắn sẽ thấy lượng mụn trên da giảm rõ rệt.
    *** Hơn nữa, tía tô còn giúp đánh bay những vết thâm xấu xí và da ngày càng trắng sáng, mịn màng hơn.

  • Nguồn: tainangviet.vn


Super store
Super store
chat-active-icon